1- Tên nước: Chữ Hán là "Nhật Bản", tiếng Nhật đọc là "Nihon" hay "Nippon". Như nghĩa chữ, theo truyền thuyết Thần Đạo, gốc là con cháu Thái Dương Thần Nữ. Vào thế kỷ thứ 7, Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taishi) của Nhật đã gởi quốc thư cho Hoàng Đế nhà Tùy ở Trung Quốc, trong đó viết: "Từ Thiên Tử nước mặt trời mọc gởi Thiên Tử nơi mặt trời lặn.", từ đó gọi là "Nhật Bản". Tiếng Anh gọi là "Japan", là do người Hoa ở miền Bắc phát âm là "Jih pen kuo", người Bồ Đào Nha khi đó nghe vậy đọc là "Zipangu", sau biến thành "Japan".
Nếu vào Chủ Nhật thứ nhất của tháng 4, du khách sẽ được xem một lễ hội đặc biệt là Kanamara ở đền Kanayama Jinja, thuộc thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa, đó là lễ rước kiệu dương vật gọi là "linga", cái lớn nhất dựng đứng màu đỏ, cao độ 1,5 mét... với hàng chục ngàn người tham dự, Nam nữ vui vẻ hô hào rất tự nhiên, phụ nữ ôm những cái dương vật thắm thiết, người ta còn bán đồ kỷ niệm, kẹo hình dương vật, phụ nữ mua ngậm tỉnh queo, và cả loại hình âm hộ gọi là "yoni", du khách ngoại quốc cũng hưởng ứng nồng nhiệt.
Mặc dầu là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội hàng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người tại đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào.
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.
Uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh, việc thưởng thức trà trở thành một cách giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà Đạo của Nhật Bản.
Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Từ cuộc canh tân thời Minh Trị Thiên Hoàng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã bắt đầu bước vào hàng ngũ các quốc gia tiên tiến về kỹ nghệ. Nay, Nhật Bản là một cường quốc về kỹ nghệ, họ đứng hàng đầu về mọi lãnh vực, trừ những ngành đặc biệt như chế tạo vũ khí, không gian và hàng không dân dụng cỡ lớn còn thua Hoa Kỳ hay một vài nước Âu Châu.
Với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kến chệc vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
AFJ Co., Ltd. Trụ sở chính: Tầng 2, tòa nhà GS Omori , 3-1-7 Sanno,Ota-ku, Tokyo 143-0023, Japan. Tel:+81-3-6303-7481 - Fax: +81-3-6303-7483 - Mail: info@afjapan.net
VP đại diện tại Hà Nội: Phòng 503,Tầng 5, Tòa Nhà Viễn Đông, Ngõ 36 phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Tel:04-37950798 - Fax: 04-37950797 - Mail: afjapan@tournhatban.vn